Cách lắp đặt barrier tự động cho các công trình

Tư vấn các bước lắp đặt barrier tự động


Barie tự động được sử dụng để kiểm soát các phương tiện ra vào những khu vực được bảo vệ, ngoài ra nó còn cảnh báo người tham gia giao thông không được đi vào đường cấm hoặc phải giảm tốc độ từ xa. Là một thiết bị công nghệ vận hành tự động, barie được lắp đặt cho rất nhiều công trình xây dựng, vậy quy trình lắp đặt barie có những bước nào?


Xây đế móng và lắp trụ barrier tự động

Xây móng để đặt barrier là bước đầu tiên sau khi nhân viên kỹ thuật đã tiến hành khảo sát công trình và thống nhất với chủ đầu tư. Đây cũng là bước quan trọng trong quy trình lắp barrier vì nó sẽ quyết định độ vững chắc của thiết bị khi đưa vào vận hành.  
Nếu nền móng của vị trí lắp đặt bằng đất thì nhân viên kỹ thuật sẽ đổ bê tông với độ dạy khoảng 40-60cm theo hình đế của trụ barrier. Lên hàn trước 4 bu lông của barrier vào một bảng sắt sau đó đặt sẵn xuống hố trước khi đổ bê tông lên. Chú ý mỗi bu lông để nhô lên mặt đất khoảng 10-15cm để bắt đai ốc. Nhớ để lỗ trong phần đế để luồn dây nguồn, dây vòng từ...
Còn với nhiều cổng công trình đã có bê tông chắc chắn thì nhân viên kỹ thuật chỉ việc khoan bắt vít trực tiếp 4 bu lông của đế barrier xuống. Chú ý khoa thêm đường để luồn dây.
Khi nền bê tông cứng thì bắt đầu đặt trụ barrier và bắt bốn bu lông ở phần đáy cho chắc chắn, đẩy đầu thừa dây nguồn, dây vòng từ vào đáy tủ.

Đấu nối dây nguồn cấp điện cho barrier

Dây nguồn được dùng cấp điện cho thanh chắn tự động có kích thước đường kính là
2 X 2,5. Tiến hành đấu dây nguồn vào bảng main barrier, cài đặt tần số cho điều khiển barrier. lắp thanh chắn vào thân barrier, lắp đặt thanh đỡ đầu cần.
Tiếp đến, kỹ thuật viên sẽ căn chỉnh lò xo cho phù hợp, nối dây nguồn, nối dây vòng từ, dây đèn LED...

Cho chạy thử barrier tự động


Tiến hành chạy thử barrier để xác định độ ổn định của thiết bị: Cắm nguồn điện, chạy thử barrier bằng điều khiển cầm tay, điều khiển bàn. Thanh chắn hoạt động tốt, không rung lắc là đảm bảo. 

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »